Quỹ Argentina dành cho Hợp tác Nam Nam và Ba Bên (FO.AR) nằm trong chính sách đối ngoại của Bộ Ngoại giao và Tôn giáo, sử dụng với mục đích cho việc thực hiện các dự án hợp tác về kỹ thuật và công nghệ với các quốc gia khác, dựa trên cơ chế hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau.
FO.AR không cung cấp kinh phí cho các dự án như cơ sở hạ tầng hay máy móc mà hỗ trợ đào tạo về công nghệ và kỹ thuật cho các cơ quan nước ngoài quan tâm trong các lĩnh vực thế mạnh của nước này. Với mục tiêu đó, FO.AR lựa chọn ra viện Argentina có thẩm quyền và kết nối viện đó với những đối tác nước ngoài.
Chương trình hợp tác bắt đầu từ yêu cầu của phía cơ quan nước ngoài có mong muốn hợp tác. thông qua Biểu mẫu A1 và phải được gửi tới đại diện ngoại giao Argentina tại quốc gia tương ứng.
Trong 20 năm trở lại đây, FO.AR đã nhận được hơn 6000 văn bản yêu cầu hợp tác công nghệ trong các lĩnh vực như nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, anh ninh lương thực, công nghệ sinh học, y tế, giáo dục, quản lý, quản trị và nhân quyền, cũng như các lĩnh vực khác.
Đăng ký hợp tác FO.AR
Cơ quan Việt nam mong muốn đăng ký hợp tác phải gửi văn bản yêu cầu (Biểu mẫu A1) tới hòm thư điện tử Đại sứ quán Argentina ở Việt Nam: eviet@mrecic.gov.ar
Form A1 có thể tải về tại đây.
Hợp tác Argentina - Việt Nam trong hiện tại
Hiện tại FO.AR đang thực hiện rất nhiều dự án hợp tác với Việt Nam, trong đó phải kể đến một số dự án sau:
FO.AR 6169 “Phát triển các nghiên cứu và chiến lược nhằm kiểm soát bệnh lở mồm long móng tại Việt Nam”.
Bắt đầu: 2012
Đơn vị thực hiện phía Argentina: Cơ quan Vệ sinh và Chất lượng Nông sản Quốc gia (SENASA).
Đơn vị thực hiện phía Việt Nam: Phân Viện Chăn nuôi Nam bộ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Mục tiêu: thu thập thông tin liên quan đến dịch bệnh lở mồm long móng tại các trang trại ở Việt Nam và khả năng chống chọi với dịch bệnh này của các cơ quan chức năng, cải thiện vấn đề về dịch tễ trong sản xuất của địa phương nhằm góp phần xóa bỏ dịch bệnh.
FO.AR 6246 “Xây dựng năng lực sản xuất đậu tương cho năng suất cao”.
Bắt đầu: 2014
Đơn vị thực hiện phía Argentina: Viện Quốc gia về Công nghệ trong Nông nghiệp (INTA).
Đơn vị thực hiện phía Việt Nam: Viện Di truyền Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Mục tiêu: tăng cường sản lượng đậu tương tại Việt Nam đồng thời tạo ra các giống mới chất lượng cao hơn thông qua hợp tác kỹ thuật và công nghệ cải tiến trong nông nghiệp.
1. Quỹ Argentina dành cho Hợp tác Nam Nam và Ba Bên (FO.AR). 2. Chuyến thăm của hai chuyên gia SENASA tới NIAS tại Hồ Chí Minh tháng 8 năm 2015 trong khuôn khổ dự án FO.AR 6169. 3. Chuyến thăm của Giáo sư Sergio Feingold của INTA tới AGI tại Hà nội trong khuôn khổ dự án FO.AR 6246.
FO.AR 6318 “Nghiên cứu áp dụng công nghệ thay thế trong bảo quản lương thực sau thu hoạch (túi silo)”.
Bắt đầu: 2014
Đơn vị thực hiện phía Argentina: Viện Quốc gia về Công nghệ trong Nông nghiệp (INTA).
Đơn vị thực hiện phía Việt Nam: Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Mục tiêu: nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực kỹ thuật nông nghiệp nhằm lưu trữ hợp lý nông sản sau thu hoạch, với mục tiêu giảm thiểu mất mát sau thu hoạch ở Việt Nam.
FO.AR 6362 “ Hợp tác trong nhân bản bò sữa”.
Bắt đầu 2014
Đơn vị thực hiện phía Argentina: Khoa Nông nghiệp - Đại học Buenos Aires (UBA).
Đơn vị thực hiện phía Việt Nam: Viện Chăn nuôi Quốc gia - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Mục tiêu: chuyển giao công nghệ kỹ thuật trong lĩnh vực nhân bản động vật, với mục tiêu cuối cùng là các nhà khoa học Việt Nam có thể thực hiện nhân bản bò sữa với giá trị di truyền cao.
FO.AR 6419 “Xây dựng năng lực xác định danh tính của các Liệt sĩ trong chiến tranh Việt Nam”.
Bắt đầu: 2014
Đơn vị thực hiện phía Argentina: Tổ chức Nhân chủng học Pháp y Argentina (EAAF).
Đơn vị thực hiện phía Việt Nam: Cục Người có công, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (MOLISA).
Mục tiêu: Xây dựng năng lực trong lĩnh vực pháp y (Nhân chủng học, Khảo cổ học và Di truyền học Pháp y), sử dụng trong việc tìm kiếm hài cốt và xác định danh tính của hơn nửa triệu Liệt sỹ còn thiếu thông tin trong chiến tranh chống Mỹ.
4. Làm việc trên đồng giữa các chuyên gia Argentina thuộc INTA và đối tác địa phương tại Son La tháng 9 năm 2014 trong khuôn khổ dự án FO.AR 6318. 5. Làm việc trong phòng thí nghiệm giữa Giáo sư Daniel Salamone (Đại học Buenos Aires) và các chuyên gia địa phương tại trụ sở NIAS tại Hà nội trong khuôn khổ dự án FO.Ả 6362. 6. Hỗ trợ của các chuyên gia Argentina EAAF trong việc khai quật thí điểm tại tỉnh Nghệ An vào tháng 11 năm 2015, theo dự án 6419 FO.AR.
Dự án đã hoàn thành
Hai dự án hợp tác FO.AR vừa mới hoàn tất thành công thực hiện trong giai đoạn 2012-2016:
FO.AR 6163 “Công nghệ cải tiến chất lượng thức ăn gia súc nhằm tăng năng suất, hiệu quả và lợi ích của người nông dân Việt Nam”.
Đơn vị thực hiện phía Argentina: Viện Công nghệ nông nghiệp quốc gia (INTA)
Đơn vị thực hiện phía Việt Nam: Viện Khoa học động vật (NIAS) - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT)
Mục tiêu: Xác định các vấn đề liên quan đến sức khỏe động vật, năng suất thấp của vật nuôi và ô nhiễm thực phẩm với chất thải động vật, cũng như nâng cao hiệu quả trong sản xuất thức ăn chăn nuôi.
FO.AR 6237 “Cải thiện khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây lúa tại Việt Nam và Argentina”.
Đơn vị thực hiện phía Argentina: Viện Quốc gia về Công nghệ trong Nông nghiệp (INTA).
Đơn vị thực hiện phía Việt Nam: Viện Di truyền Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Mục tiêu: xây dựng năng lực phát triển đánh dấu phân tử giúp tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh cho lúa; phương thức này sẽ được áp dụng trong các phòng thí nghiệm tại Việt Nam với sự hỗi trợ và tư vấn từ các chuyên gia Argentina.