Quần đảo Malvinas là một quần đảo gồm hơn 200 hòn đảo nằm cách đại lục Argentina chưa tới 500 km. Hai hòn đảo chính là Gran Malvina (phía tây) và Soledad (phía đông). | Xem hình 1 và 2
Argentina coi các hòn đảo này là một phần lãnh thổ của mình, nhưng hiện tại không thực hiện được chủ quyền, vì những hòn đảo này đã bị Vương Quốc Anh chiếm đóng từ năm 1833.
Quần đảo hiện là nơi sinh sống của một cộng đồng khoảng 3.000 người gốc Anh, hầu hết trong số họ là con cháu của người dân Anh định cư tại các hòn đảo này sau năm 1833.
Hiện có một cuộc tranh chấp chủ quyền về quần đảo Malvinas giữa Vương quốc Anh, bên đang quản lý quần đảo trên thực tế, và Argentina, bên yêu cầu Anh trả lại chủ quyền lãnh thổ này.
Tranh chấp này được Liên Hiệp Quốc (LHQ) thừa nhận, coi quần đảo Malvinas là lãnh thổ cần được xác định chủ quyền.
Kể từ năm 1965, Liên Hiệp Quốc đã ban hành nhiều nghị quyết kêu gọi cả hai bên đàm phán để đạt được một giải pháp hòa bình cho tranh chấp này, kêu gọi cho đến nay đều bị Vương quốc Anh bỏ qua.
1. Khoảng cách giữa quần đảo Malvinas và lãnh thổ Argentina. 2. Bản đồ quần đảo Malvinas. 3. Bản đồ lãnh thổ bị Tây Ban Nha chiếm đóng trước năm 1810.
Lập luận lịch sử
. Năm 1810, khi giải phóng khỏi Tây Ban Nha, Argentina được thừa hưởng Quần đảo Malvinas với phần lãnh thổ còn lại do Tây Ban Nha chiếm đóng lúc bấy giờ. | Xem hình 3
Việc thừa hưởng này được áp dụng dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế possidetis uti iuris, được Tòa án Công lý Quốc tế công nhận và được áp dụng để thiết lập biên giới của các nhà nước mới nổi lên từ các quá trình giải phóng thuộc địa ở châu Mỹ Latinh, châu Phi và châu Á.
Theo nguyên tắc này, nhà nước mới nổi lên từ quá trình giành độc lập được giữ lại lãnh thổ do thực dân chiếm đóng.
Tây Ban Nha đã thực sự chiếm đóng quần đảo Malvinas từ thế kỷ XVII cho đến năm 1810, một cách ổn định, phổ thông và ôn hòa (không bị chất vấn). Cho đến năm 1810 sau khi đã qua 32 thống đốc người Tây Ban Nha cai trị ở quần đảo này, với hộ khẩu thường trú tại đây.
Việc chiếm đóng này- và chủ quyền của Tây Ban Nha thậm chí đã được các quốc gia khác như Vương quốc Anh công nhận khi họ định chiếm đóng một vài điểm trên quần đảo, trước sự phản đối của Tây Ban Nha.
Với trường hợp của Vương quốc Anh, vào năm 1766 một đoàn thám hiểm bí mật cập đảo và đặt tên đảo là Port Egmont. Tây Ban Nha, sau khi biết được, đã trục xuất những kẻ xâm lược và đã đạt được một thỏa thuận với Vương quốc Anh vào năm 1771, công nhận chủ quyền của Tây Ban Nha đối với quần đảo.
. Từ năm 1810-1829 Argentina đã thực hiện nhiều hành động chứng minh chủ quyền đối với quần đảo Malvinas, mà không hề bị Vương quốc Anh phản đối, cũng như không có bất kỳ khiếu nại đối với quần đảo.
Trong các hoạt động này phải kể đến hành động công khai việc sở hữu chính thức quần đảo trên danh nghĩa của Argentina của Đại tá David Jewett vào năm 1820, luật thủy sản, cấp đất, v.v.
Ngay cả Vương quốc Anh cũng không đề cập đến quần đảo Malvinas khi thừa nhận chính phủ Argentina vào năm 1825 và đã ký Hiệp ước Hữu nghị, Thương mại và hoạt động trên biển với Argentina.
Vương quốc Anh đã thay đổi vị thế của mình năm 1829, khi vào ngày 10 tháng 6 chính phủ Argentina đã thành lập Bộ Tư lệnh chính trị và quân sự cho quần đảo Malvinas và bổ nhiệm Luis Vernet nắm quyền. Sau khi giữ im lặng trong hơn nửa thế kỷ, Vương quốc Anh đã phản đối quyết định này. | Xem hình 5
. Sự chiếm đóng quần đảo Malvinas của Vương quốc Anh từ năm 1833 đã thực hiện trái với luật pháp quốc tế hiện hành về việc mua lại lãnh thổ.
Trên thực tế, việc chiếm đóng quần đảo này thông qua cuộc xâm lược của một chiếc tàu của Anh vào ngày 3 tháng 1 năm 1833, diễn ra sau khi họ trục xuất các nhà chức trách Argentina, từ chối thừa nhận quyền lực Argentina.
Sự việc này, diễn trong thời bình và không có thông tin liên lạc trước, ngay lập tức đã bị phản đối tại Đại biện Lâm thời Vương quốc Anh ở Buenos Aires. Việc phản đổi này đã lặp lại rất nhiều lần bởi người đại diện của Argentina tại London.
. Từ năm 1833 đến nay Argentina không bao giờ công nhận tính hợp pháp sự chiếm đóng của Anh trên quần đảo và tiếp tục biểu tình chống lại sự chiếm đóng này và đòi lại chủ quyền đối với quần đảo.
Mặt khác, ở Anh đã có nhiều phát ngôn trong suốt một thời gian dài không chắc chắn về tính hợp pháp của sự chiếm đóng của Anh trên quần đảo, và trong nhiều trường hợp, kêu gọi trả lại lãnh thổ này cho Argentina.
Trong năm 1966, Vương quốc Anh lần đầu tiên chấp nhận bắt đầu đàm phán vô điều kiện với Argentina về chủ quyền các hòn đảo, và hai nước đã ký văn bản gửi tới Liên Hiệp Quốc báo cáo về tiến độ đàm phán.
Những cuộc đàm phán này đã bị đình chỉ mà không có kết quả khả quan sau nhiều năm, cũng cho thấy sự thừa nhận của Vương quốc Anh về sự tồn tại tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Malvinas.
4. Quần đảo Malvinas bị xâm chiếm bởi Vương quốc Anh năm 1833. 5. Luis Vernet, Tư lệnh chính trị và quân sự của quần đảo Malvinas (1829-1833). 6. Cảng Argentino.
Vấn đề quần đảo Malvinas tại Liên Hợp Quốc
Sau khi được thành lập vào năm 1945, Liên Hiệp Quốc thúc đẩy một quá trình giải phóng thuộc địa nhằm trao quyền tự trị cho các khu vực rộng lớn của châu Phi và châu Á nằm dưới ách thống trị của thực dân.
Trong bối cảnh này, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (UNGA) vào năm 1960 đã thông qua Nghị quyết 1514 “Tuyên bố Trao trả Độc lập cho các dân tộc thuộc địa", trong đó thiết lập sự cần thiết chấm dứt, nhanh chóng và vô điều kiện, chủ nghĩa thực dân dưới mọi hình thức.
Nghị quyết này đã dành hai nguyên tắc định hướng cho quá trình giải phóng thuộc địa: 1) Tự quyết của các dân tộc, và 2) Toàn vẹn lãnh thổ. Nguyên tắc sau được cho là một giới hạn của nguyên tắc đầu, trong nghĩa tự quyết của các dân tộc không thể áp dụng cho các vùng lãnh thổ bị xâm chiếm bởi một quốc gia khác.
Điều 6 của Nghị quyết này đề ra nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ trong các điều khoản sau đây: "mọi nỗ lực nhằm phá vỡ một phần hoặc toàn bộ tổng thể của quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia là không phù hợp với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc".
Thực hiện Nghị quyết năm 1514, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc năm 1965 đã thông qua Nghị quyết 2065, đề cập cụ thể đến quần đảo Malvinas, trong đó bao gồm các nội dung sau:
. Coi vấn đề Quần đảo Malvinas là một trong những hình thức của chủ nghĩa thực dân cần phải chấm dứt.
. Ghi nhận việc tranh chấp giữa chính phủ Argentina và chính phủ Anh Quốc, điều này đặt ra câu hỏi về sự hiện diện của Anh quốc tại Quần đảo.
. Kêu gọi chính phủ Argentina và chính phủ Anh Quốc cùng ngồi lại đàm phán để tìm ra một giải pháp hòa bình cho vấn đề này và báo cáo kết quả lên Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Năm 1966, thực hiện Nghị quyết 2065, Vương quốc Anh đồng ý bắt đầu đàm phán với Argentina để giải quyết tranh chấp, trong đó họ đã tìm ra được những giải pháp khác nhau.
Tuy nhiên, trong 1975-1976, Vương quốc Anh bắt đầu tiến hành các hoạt động đơn phương liên quan đến việc khai thác tài nguyên thiên nhiên trên quần đảo. Những hành động này đã bị Argentina phản đối, dẫn đến một tình huống căng thẳng giữa hai nước.
Năm 1976, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã phê duyệt Nghị quyết 31/49, với một phiếu chống lại – lá phiếu của Vương Quốc Anh- trong đó nêu rõ: 1) công nhận "những nỗ lực liên tục" của chính phủ Ác-hen-ti-na nhằm "tạo thuận lợi cho quá trình giải phóng thuộc địa và thúc đẩy phúc lợi của người dân trên đảo", và 2) kêu gọi các bên kiềm chế đưa ra những"sửa đổi đơn phương trong bối cảnh này ", khi chưa kết thúc các cuộc đàm phán.
Năm 1982 một cuộc chiến tranh giữa Argentina và Vương quốc Anh trên quần đảo Malvinas đã diễn ra. Cuộc chiến tranh không làm thay đổi bản chất của tranh chấp chủ quyền giữa hai nước và vị thế của Liên Hợp Quốc vẫn giữ nguyên.
Bằng chứng của việc này là, một vài tháng sau khi kết thúc chiến tranh, tháng 11 năm 1982 Đại hội đồng LHQ đã thông qua Nghị quyết 37/9, kêu gọi cả hai bên nối lại đàm phán để đạt được một giải pháp hòa bình và nhắc lại các nghị quyết trước.
Yêu cầu này đã được nhắc lại trong các nghị quyết tiếp theo của Đại hội đồng LHQ được thông qua hầu như hàng năm kể từ đó cho đến nay.
7. Đoàn đại biểu Argentina tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc năm 1965, dẫn đầu bởi José María Ruda. 8. Chiến tranh Malvinas, diễn ra vào năm 1982. 9. Đài tưởng niệm Malvinas ở Ushuaia.
Tình hình hiện nay
Kể từ năm 1989, Argentina và Vương quốc Anh duy trì quan hệ ngoại giao và lãnh sự bình thường, hợp tác trong nhiều lĩnh vực và có vị trí chung trên nhiều vấn đề đa phương, nhưng vấn đề của quần đảo Malvinas vẫn chưa có giải pháp.
Hiện không có cuộc đàm phán nào giữa Argentina và Anh về vấn đề này: Liên Hợp Quốc, Argentina và một phần lớn các quốc gia kêu gọi Vương quốc Anh chấp thuận đàm phán với Argentina, nhưng Vương quốc Anh đã liên tục từ chối đàm phán.
Chỉ một vài năm trước Anh sử dụng lập luận rằng các ngư dân trên đảo có quyền tự quyết trong khuôn khổ Nghị quyết 1514 và thực hiện quyền đó, họ đã quyết định là công dân Anh, và chính vì vậy quần đảo họ đang sống là của Anh, do đó không có tranh chấp về vấn đề này.
Về vấn đề này, vị trí của Argentina có thể được tóm tắt như sau:
. Có một tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Malvinas. Liên Hiệp Quốc thừa nhận tranh chấp chủ quyền theo Nghị quyết 2065 và tất cả các nghị quyết tiếp theo liên quan đến vấn đề này.
. Các nguyên tắc về quyền tự quyết của các dân tộc, như Liên hợp quốc đã nói nhiều lần, không áp dụng cho trường hợp của quần đảo Malvinas vì quyền tự quyết tương ứng với một dân tộc, được hiểu là cộng đồng có nguồn gốc tại nơi nằm dưới sự thống trị của một chính quyền thực dân. Cư dân trên đảo không đáp ứng được những yêu cầu trên vì họ là con cháu của người Anh.
. Các nguyên tắc áp dụng cho trường hợp này là toàn vẹn lãnh thổ, trong đó không áp dụng quyền tự quyết, vì trong năm 1833 Vương quốc Anh chiếm đảo bằng vũ lực, trục xuất cư dân Argentina và cấm họ quay trở lại, hành động liên quan đến việc vi phạm nguyên tắc trọn vẹn hoặc thống nhất lãnh thổ Argentina.
. Argentina chấp nhận và không có ý định thay đổi quốc tịch Anh của cư dân trên quần đảo, và chấp nhận quốc tịch của nhiều người nước ngoài đang sinh sống trên lãnh thổ Argentina. Tranh chấp trên không liên quan đến quốc tịch của người dân mà là trên lãnh thổ họ đang sinh sống, quần đảo Malvinas, thuộc Argentina.